Những lợi ích khi để bé tự mặc quần áo(20/09/2019)

Những lợi ích khi để bé tự mặc quần áo

 

 

Những lợi ích khi để bé tự mặc quần áo

Khi trẻ tự mặc quần áo cũng là lúc bé nhận thức được về giới tính và cơ thể mình. Trong quá trình mặc quần áo, bé sẽ hiểu áo để che những bộ phận nào, quần để che những bộ phận nào và giày, tất thì như thế nào. Như thế bé dần tạo được ý thức bảo vệ cơ thể mình trước những người xung quanh, kể cả là cha/mẹ khác giới.

Ngoài ra, mặc quần áo cũng là cách giúp kích thích tính khám phá trong trí não của bé. Ví dụ khi đứa trẻ mặc áo, bé mặc được tay bên phải sẽ có những phán xét rằng chiếc áo này còn có tay bên trái đang đợi bé mặc. Và tương tự với những chiếc quần. Một lần, hai lần bé có thể mặc sai nhưng khi mẹ tận tình chỉ bảo cách mặc đúng, bé sẽ rất hứng thú với việc xỏ tay, xỏ chân vào những ống tay áo, ống quần áo nhỏ xíu, hình thành các kĩ năng não bộ điều khiển thân thể.

Mặc quần áo liên quan đến nhiều vấn đề: là sự phối hợp vận động, phân loại quần áo, hiểu các khái niệm trước và sau và việc sử dụng mặc, cởi, buộc, kéo, treo, lấy và gọn gàng - lộn xộn. Đôi khi còn cả những khái niệm phức tạp hơn khi thời tiết nóng và lạnh, bé sẽ thích mặc những gì, chọn quần áo thể hiện sở thích cá nhân (màu sắc, hình dáng, kích thước...) Mọi đứa trẻ đều có thể học cách tự mặc quần áo và điều đó cũng tốt cho mẹ và tương lai của bé.

Các chuyên gia vật lý trị liệu khẳng định, dạy trẻ mặc quần áo đồng thời cũng dạy trẻ các kỹ năng nhận thức (tay phải, tay trái, chân phải chân trái và các bộ phận khác), giúp bé có khả năng giữ thăng bằng, chức năng vận động và ngôn ngữ. Khoảng thời gian từ 3 đến 4 tuổi, hầu hết các trẻ đều đã mặc quần áo tốt hơn và nhanh hơn vì kỹ năng vận động tinh và mức độ nhận thức của trẻ ngày càng hoàn thiện. Việc cởi nút nhỏ, mang giày cũng không cần trợ giúp nhiều. Đó cũng là cách giúp cha mẹ nhận thức được sự phát triển bình thường ở trẻ.

 

 

Những bước đầu tiên khi mẹ dạy bé mặc/cởi quần áo

- Phân loại quần áo: phân loại quần và áo, áo mùa đông và mùa hè, quần dài và quần ngắn, áo của bố, của mẹ và áo riêng của mình...

- Xác định mặt trước và sau của quần áo: mặt trước và sau của quần, áo, tất... một mặt ở phía trước và một mặt ở phía sau. Mẹ hãy cầm chiếc quần/áo và chỉ ngay trước mặt cho bé những đặc điểm nhận dạng mặt trước (có khóa, cúc áo, cúc quần, đẹp hơn...) nhận dạng mặt sau (có túi hậu, nhãn sẽ được đính ở ngay trên cổ áo ở mặt sau, với quần chun thì dây buộc sẽ là mặt trước, túi quần kiểu vuông thì ở mặt sau...).

- Hướng dẫn con ngồi xuống khi tập mặc quần áo, đi giày dép: Khi đứng để tự mặc hoặc cởi tất, giày dép, quần áo ắt sẽ rất khó khăn, nếu không cẩn thận có thể làm con ngã, vì vậy, hãy khuyến khích trẻ ngồi trên một chỗ cố định, có thể ngồi trên giường, trên sàn nhà hoặc trên một cái ghế nhỏ sẽ giúp bé dễ dàng hơn.

 

 

- Dạy con xỏ tay qua tay áo

Đối với áo thun: Mẹ hướng dẫn bé lộn phải áo, đưa cổ áo trùm qua đầu, sau đó xỏ từng tay vào từng ống áo. Bước cuối cùng là kéo áo xuống toàn thân.

Tương tự như dạy bé mặc quần, mẹ có thể giúp bé những bước đầu và để bé làm nốt bước cuối cùng cho đến khi bé tự mặc được.

- Để bé tự cài cúc áo: Đối với áo có cúc, dán hoặc khóa, mẹ nên dạy bé lộn phải áo, xỏ tay vào từng ống áo, cài cúc từ trên xuống dưới theo thứ tự đều nhau (hoặc kéo khoá, dán áo).

- Trình tự cởi quần áo: giày, quần (ngồi trên giường), áo, gấp quần áo.

- Trình tự mặc quần áo: (ngồi trên giường) mặc áo, mặc quần, đi giày và mặc áo khoác.

 

 

Những lợi ích khi để bé tự mặc quần áo(20/09/2019)
 

 

Nhấn vào G+1 nếu thấy thông tin hữu ích với bạn!